Lịch sử Đồ gốm Quân

Bát gốm Quân thời Nguyên
Nhìn từ phía trên
Nhìn từ bên

Khởi đầu của đồ gốm Quân là không chắc chắn; nhiều hiện vật có niên đại thời Tống chủ yếu nhờ sự tương đồng về hình dạng của chúng với các đồ gốm thời Tống khác. Vẫn chưa có hiện vật gốm Quân nào thu được từ các ngôi mộ có thể xác định niên đại chắc chắn là thuộc thời Tống.[5] Hai địa điểm chính có lò sản xuất đồ gốm Quân là trấn Thần Hậu (神垕镇) gần Vũ Châu và tại Lâm Nhữ, đều thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay, mặc dù ít nhất là vào thời Nguyên thì còn nhiều địa điểm khác, giải thích cho nhiều khác biệt giữa các hiện vật.[4][6][7] Cũng như các đồ gốm khác, các cuộc khai quật tại các điểm lò gốm trong những thập kỷ gần đây cho thấy các loại đồ gốm khác cũng được làm ở cùng các địa điểm này. Một di chỉ đồ gốm Quân là thôn Thanh Lương Tự, trấn Đại Doanh, huyện Bảo Phong, nơi cũng sản xuất đồ gốm Nhữ.[7]

Hán tự để chỉ Quân (鈞) chỉ được kết hợp trong các địa danh khu vực kể từ khoảng năm Đại Định thứ 24 thời Kim Thế Tông nhà Kim (1184) khi thành lập Quân Châu. Tuy nhiên, không có đề cập nào đến các lò gốm Quân trong các nguồn sử liệu từ thời Tống đến thời Nguyên.[3][8] Đề cập đầu tiên về đồ gốm Quân có lẽ là của học giả Tống Hủ (宋詡), viết năm 1504, trong Tống thị gia quy bộ (宋氏 家 規 部) ("Gia quy họ Tống").[9] Đồ gốm men đen với các đốm được sản xuất tại trấn Hoàng Đạo (黄道镇), huyện Giáp, Bình Đỉnh Sơn) vào thời Đường có thể được coi là tiền thân của đồ gốm Quân.[10]

Rất có thể là những đồ vật thời kỳ đầu có màu xanh lam rất nhạt thực sự là đồ gốm Sài gần như là huyền thoại trong thế kỷ 10, được ca ngợi nhiều trong các nguồn sử liệu thời kỳ đầu, nhưng không còn bất kỳ mẫu vật rõ ràng nào phù hợp với những mô tả đó.[11][12] Người ta cũng cho rằng đồ gốm Quân là sự kết hợp các phong cách của đồ gốm hoa Lỗ Sơn thời Đường (Đường quân) với đồ gốm Sài.

Màu tía có lẽ không xuất hiện cho đến đầu thế kỷ 12, và sau đó chỉ được kiểm soát vào cuối thế kỷ này. Đến cuối thế kỷ 13, ít nhất một hiện vật có ký tự được hình thành dưới dạng mảng màu. Đây là một gối tựa đầu trong Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan với ký tự nghĩa "cái gối".[13][14]

Chất lượng đồ gốm Quân suy giảm dần vào thời Kim và tiếp tục xu thế này trong thời Nguyên. Trong thời Nguyên, việc sản xuất đồ gốm Quân đã lan rộng sang các lò gốm khác ở các tỉnh Hà Nam, Hà BắcSơn Tây,[7][8] mặc dù Quân Châu (nay là Vũ Châu) vẫn là khu vực chính trong sản xuất đồ gốm Quân. Một số sản phẩm chất lượng cao đã được biết đến, thường là lớn hơn nhiều so với trước đây.[7] Các cuộc điều tra về lò gốm Quân bắt đầu vào năm 1951 dưới sự chỉ đạo của Trần Vạn Lý (陳萬里, 1892-1969) thuộc Bảo tàng Cố cung. Sau đó, khoảng 100 lò gốm đã được phát hiện. Một báo cáo lớn đã xuất hiện trên tạp chí Văn vật (文物, Wenwu, Cultural Relics) năm 1964.[8] Các cuộc khai quật tại di chỉ Quân Đài năm 1973-1974 đã tiết lộ địa điểm mà đồ gốm Quân quan được làm;[15] người ta cho rằng tất cả đồ gốm Quân quan đều được làm ở đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm Quân http://www.christies.com/salelanding/index.aspx?in... http://www.koh-antique.com/history/historysong.htm http://www.koh-antique.com/jun/jun.htm http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://libmma.contentdm.oclc.org/cdm/compoundobjec...